Friday 22 August 2014


[Chuẩn bị hồ sơ quyết toán thuế. Tham khảo áp dụng với từng chi cục thuế và từng trường hợp cụ thể có thể khác]

Các nhân viên thuế sẽ đi thành từng tốp 2-3 người hoặc nhiều hơn nữa tùy theo khối lượng công việc. Mỗi người họ sẽ kiểm tra từng mục thuế khác nhau nên nếu bạn không muốn bị quay vòng vòng một lúc bởi hàng tá câu hỏi của họ, bạn nên sắp xếp lịch trước để không rơi vào tình huống bị động.
Các sắp xếp tổ chức chứng từ bạn nên thực hiện như sau:

Thuế giá trị gia tăng
- Thường được bắt đầu bằng công đoạn kiểm tra hoá đơn theo báo cáo thuế. Do vậy bạn cần sắp xếp hóa đơn GTGT đầu ra đầu vào bản gốc kèm theo các tờ khai, nhớ sắp xếp theo thứ tự để họ kiểm tra.
- Cần phải kiểm tra lại tất cả các hóa đơn đã kê khai trước khi họ vào kiểm tra
- Các hóa đơn bị mất bản gốc, chỉ có bản pho to cần chuẩn bị kèm theo các công văn báo mất đã gửi cơ quan thuế.
- Các hóa đơn đầu ra hủy cần pho to kèm với biên bản hủy để riêng ra.
- Các hoá đơn mua hàng có giá trị lớn hơn 20 triệu đồng trở lên bạn nên có bản sao chứng từ thanh toán kèm theo để đỡ mất công mỗi lần cán bộ thuế hỏi lại phải đi tìm trong đống sổ phụ ngân hàng.nếu không có bạn có thể lập bảng kê thanh toán qua ngân hàng để giải trình cho dễ.
- Nhân viên thuế thường sẽ đòi 1 file excel tổng hợp tất cả các báo cáo thuế cho họ và mẫu sổ trên excel hoặc trên PM để họ tiện kiểm tra. Nên tốt nhất mình lập sẵn một file excel tổng hợp đó khi họ cần cung cấp được luôn.

Thuế Thu nhập cá nhân
Các hồ sơ tài liệu cần chuẩn bị:
- Hợp đồng lao động
- Bảng lương và các chứng từ thanh toán lương kèm sẵn một file excel tổng hợp loại thuế này chuyển cho họ.bảng chấm công và bảng thông báo bảo hiểm.
- Các biên lai khấu trừ thuế cho các lao động không ký hợp đồng
- Các chứng từ liên quan đến đăng ký giảm trừ gia cảnh, giấy chứng nhận người phụ thuộc không có thu nhập, các bản sao giấy khai sinh. . .
- Bản sao công chứng hộ chiếu, visa của các cá nhân người nước ngoài.
- Các ủy quyền quyết toán thuế của các lao động quyết toán thuế tại doanh nghiệp.
- Các giấy tờ khác liên quan.

Thuế thu nhập doanh nghiệp
Thuế TNDN là loại thuế mà liên quan đến toàn bộ hệ thống tài chính kế toán của doanh nghiệp, nên hồ sơ của loại thuế này chính là toàn bộ sổ sách kế toán, tài liệu kế toán của doanh nghiệp.
Ngoài các hồ sơ tài liệu đã chuẩn bị cho các loại thuế trên, thì bộ hồ sơ thuế TNDN cần chuẩn bị:
- Sổ sách kế toán đã in, ký, đóng dấu của doanh nghiệp...
- Chứng từ photo kẹp với phiếu chi, phiếu thu, phiếu nhập, phiếu xuất, phiếu kế toán.
- Bảng tính giá thành dịch vụ, hàng hóa gia công sản xuất
- giá vốn của hàng hóa, dịch vụ
- Hợp đồng mua bán
- Hồ sơ tài sản cố định
- Hồ sơ ngân hàng
- Các quyết định lương, quyết định khấu hao, quyết định thôi khấu hao, bảng đăng ký trích khấu hao
- Bảng tính khấu hao, bảng phân bổ chi phí, bảng phân bổ doanh thu
- Biên bản hủy hàng hỏng, biên bản kiêm kê kho, biên bản kiểm kê quỹ, nghiệm thu khối lượng công việc hoàn thành...
- Tờ trình về các công việc, kế hoạch chi tiêu năm...
- Đối chiếu công nợ, xác nhận số dư ngân hàng, các quyết định xử lý công nợ, công văn đòi nợ từng lần 


Hóa đơn 
- Đối với hóa đơn đặt in 
+ Niêm yết mẫu hóa đơn
+ Hợp đồng, bản thanh lý, hủy bản kẽm, tờ khai thông báo phát hành hóa đơn.


Sổ kế toán : (hình thức nhật ký chung)
- Sổ nhật ký chung
- Sổ nhật ký thu tiền
- Sổ nhật ký chi tiền
- Sổ nhật ký mua hàng
- Sổ nhật ký bán hàng
- Sổ cái tài khoản: tất cả các TK phát sinh
- Sổ chi tiết tài khoản
- Sổ quỹ tiền mặt
- Sổ tiền gửi ngân hàng (chi tiết từng ngân hàng)
- Bảng trích khấu hao tài sản cố định
- Thẻ tài sản cố định
- Bảng phân bổ CCDC
- Bảng chi tiết nhập xuất tồn hàng hóa
- Thẻ kho
- Sổ chi tiết công nợ phải thu
- Sổ chi tiết công nợ phải trả
- Biên bản đối chiếu công nợ đến hết năm tài chính
- Sổ chi tiết tiền vay
Các sổ khác theo yêu cầu quản lý của DN


Các hồ sơ khác
- Giấy phép đăng ký kinh doanh
- Tờ khai thuế môn bài
- Mẫu 08 về đăng ký tài khoản ngân hàng
- Mẫu 06 về đăng ký tự nguyện áp dụng phương pháp thuế GTGT khấu trừ (đối với DN có doanh thu dưới 1 tỷ năm 2012 đến 2013)

- Giấy nộp tiền và bảng kê các khoản phát sinh và nộp ngân sách nhà nước

Hợp đồng
- Hợp đồng mua vào
- Hợp đồng bán ra
- Tờ khai hải quan (nếu có hàng hóa xuất khẩu).
- Hồ sơ dự toán quyết toán công trình kèm theo bản photo các chi phí liên quan (nếu là DN xây dựng)

- Bảng định mức tiêu hao nguyên vật liệu.


[Khâu đón tiếp đoàn kiểm tra, tham khảo áp dụng với từng chi cục thuế và từng trường hợp cụ thể có thể khác]

Khi đoàn kiểm tra xuống ngoài khâu chuẩn bị sổ sách chỉn chu thì khâu chuẩn bị quà nước cũng rất quan trọng. 
Đoàn kiểm tra rất thân thiện, nhưng đừng để họ đánh lừa mình bằng sự thân thiện đó mà lỡ dại nói ra điều gì khiến họ nắm được yếu điểm, khai thác thông tin bất lợi cho doanh nghiệp.
Có những vấn đề khó giải quyết quá cứ bình tĩnh trì hoãn đến tối về nghĩ cách giải quyết, hoặc có thể bạn biết, nhưng ko nói vội, cứ từ từ, hôm sau mới nói.
Thuế cũng giống như cơ cảnh sát điều tra vậy, sẽ có một người đóng vai tốt và một người đóng vai xấu, là kế toán bạn nên thật bình tĩnh bảo vệ số liệu của mình.


Friday 1 August 2014

Sắp xếp chứng từ rất quan trọng trong việc quản lý lưu trữ và đặc biệt sao cho thuận tiện nhất khi cơ quan thuế xuống kiểm tra. Kế toán cần chuẩn bị và sắp xếp:
1. HỒ SƠ KHAI THUẾ NĂM
- Báo cáo tài chính
- Quyết toán thuế Thu nhập doanh nghiệp
- Quyết toán thuế Thu nhập cá nhân
QUÝ
- Tờ khai thuế Thu nhập doanh nghiệp tạm tính
- Báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn
- Tờ khai thuế Thu nhập cá nhân
THÁNG
- Tờ khai thuế giá trị gia tăng
HÓA ĐƠN
Nếu là hóa đơn đặt in cần có:
- Hợp đồng in hóa đơn (kèm biên bản hủy kẽm,biên bản giao nhận hóa đơn, thanh lý hợp đồng…)
- Thông báo phát hành hóa đơn
CÁC HỒ SƠ KHÁC:
- Giấy phép đăng ký kinh doanh
- Tờ khai thuế môn bài
- Mẫu 08 về đăng ký tài khoản ngân hàng
- Mẫu 06 về đăng ký tự nguyện áp dụng phương pháp thuế GTGT khấu trừ (đối với DN có doanh thu dưới 1 tỷ năm 2012 đến 2013)
- Giấy nộp tiền và bảng kê các khoản phát sinh và nộp ngân sách nhà nước

2.SỔ KẾ TOÁN : (hình thức nhật ký chung)
- Sổ nhật ký chung
- Sổ nhật ký thu tiền
- Sổ nhật ký chi tiền
- Sổ nhật ký mua hàng
- Sổ nhật ký bán hàng
- Sổ cái tài khoản: tất cả các TK phát sinh
- Sổ chi tiết tài khoản
- Sổ quỹ tiền mặt
- Sổ tiền gửi ngân hàng (chi tiết từng ngân hàng)
- Bảng trích khấu hao tài sản cố định
- Thẻ tài sản cố định
- Bảng phân bổ CCDC
- Bảng chi tiết nhập xuất tồn hàng hóa
- Thẻ kho
- Sổ chi tiết công nợ phải thu
- Sổ chi tiết công nợ phải trả
- Biên bản đối chiếu công nợ đến hết năm tài chính
- Sổ chi tiết tiền vay
Các sổ khác theo yêu cầu quản lý của DN

3. CHỨNG TỪ KẾ TOÁN:
Chứng từ gốc mua vào (hóa đơn mua vào từ 20 triệu trở lên kẹp với ủy nhiệm chi hoặc chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt), bán ra xếp theo thứ tự kê khai của tờ khai thuế GTGT.
Ngoài ra hóa đơn mua vào, bán ra phô tô để kẹp với các chứng từ khác :
- Phiếu thu: kẹp với liên 3 của hóa đơn GTGT, cuống séc rút tiền TK ngân hàng và các chứng từ liên quan khác…
- Phiếu chi: kẹp với hóa đơn mua vào, giấy nộp tiền vào TK ngân hàng, đề nghị tạm ứng và các chứng từ liên quan khác
- Phiếu nhập kho (hàng hóa): kẹp với hóa đơn mua vào là hàng hóa
- Phiếu xuất kho (hàng hóa): kẹp với hóa đơn bán ra liên 3
- Phiếu kế toán khác
- Bảng kê thu mua hàng hóa không có hóa đơn 01/TNDN
- Sổ phụ tài khoản ngân hàng
(Tất cả các phiếu đều được đánh số thứ tự từ nhỏ đến lớn)

4. HỒ SƠ LAO ĐỘNG TIỀN LƯƠNG:
- Hồ sơ của người lao động
- Hợp đồng lao động
- Các quyết định bổ nhiệm, quyết định tăng lương…
- Bảng chấm công
- Bảng thanh toán tiền lương
- Đăng ký giảm trừ gia cảnh
- Bảng cam kết 23/CK-TNCN nếu có HĐLĐ dưới 3 tháng mà không khấu trừ 10% thuế TNCN
- Giấy ủy quyền quyết toán thuế TNCN
- Bảng đăng ký mã số thuế cá nhân cho người lao động
- Bảng thông báo bảo hiểm và chứng từ nộp tiền BH

5. HỢP ĐỒNG:
- Hợp đồng mua vào
- Hợp đồng bán ra
- Tờ khai hải quan (nếu có hàng hóa xuất khẩu).
- Hồ sơ dự toán quyết toán công trình kèm theo bản photo các chi phí liên quan (nếu là DN xây dựng)
- Bảng định mức tiêu hao nguyên vật liệu.

Tùy theo thực tế của mỗi doanh nghiệp mà có thêm các hồ sơ chứng từ khác
Bạn sắp xếp sao cho khi quyết toán Cán bộ thuế hỏi đến cái gì là có thể biết ngay nó ở đâu và tìm ra một cách nhanh nhất!
Đây là một số kinh nghiệm cá nhân của mình, chia sẻ cùng các bạn! 

Thursday 22 May 2014

Trường hợp tên, địa chỉ người mua quá dài, trên hóa đơn người bán được viết ngắn gọn một số danh từ thông dụng như: "Phường" thành "P"; "Quận" thành "Q", "Thành phố" thành "TP", "Việt Nam" thành "VN" hoặc "Cổ phần" là "CP", "Trách nhiệm Hữu hạn" thành "TNHH", "khu công nghiệp" thành "KCN", "sản xuất" thành "SX", "Chi nhánh" thành "CN"… nhưng phải đảm bảo đầy đủ số nhà, tên đường phố, phường, xã, quận, huyện, thành phố, xác định được chính xác tên, địa chỉ doanh nghiệp và phù hợp với đăng ký kinh doanh, đăng ký thuế của doanh nghiệp.
Theo công văn hướng dẫn số 6357/BTC-CST ngày 15/5/2014 cua Bộ Tài chính trả lời Tổng công ty May 10 thì:
- Về thuế nhập khẩu:
Công ty bị ấn định thuế nhập khẩu theo quy định tại Thông tư số 194/2010/TT-BTC ngày 6/12/2010 của Bộ Tài chính. Số thuế ấn định được hạch toán vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp.
- Về thuế giá trị gia tăng:
Công ty bị ấn định thuế GTGT tại khâu nhập khẩu đối với số lượng nguyên phụ liệu nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu chênh lệch giữa tồn kho theo kiểm kê thực tế với hồ sơ khai báo cơ quan hải quan.
Số thuế GTGT mà Công ty đã nộp được kê khai, khấu trừ nếu đáp ứng quy định về khấu trừ thuế GTGT tại điểm 1.3 Mục III Phần B Thông tư số 129/2008/TT-BTC ngày 26/12/2008 (nay là Điều 15 Thông tư số 06/2012/TT-BTC ngày 11/01/2012) của Bộ Tài chính.
Một điểm mới nữa của Thông tư 39/2014/TT-BTC: Tổ chức, doanh nghiệp sử dụng máy tính tiền khi bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ để in và xuất hóa đơn cho khách hàng thì hóa đơn in trực tiếp từ máy tính tiền phải có các chỉ tiêu và đảm bảo các nguyên tắc sau:
- Tên, địa chỉ, mã số thuế của cơ sở kinh doanh (người bán);
- Tên cửa hàng, quầy hàng thuộc cơ sở kinh doanh (trường hợp có nhiều cửa hàng, quầy hàng);
- Tên hàng hóa, dịch vụ, đơn giá, số lượng, giá thanh toán. Trường hợp tổ chức, doanh nghiệp nộp thuế theo phương pháp khấu trừ phải ghi rõ giá bán chưa có thuế GTGT, thuế suất thuế GTGT, tiền thuế GTGT, tổng tiền thanh toán có thuế GTGT;
- Tên nhân viên thu ngân, số thứ tự của phiếu (là số nhảy liên tục), ngày, giờ in hóa đơn.
- Hóa đơn in từ máy tính tiền phải giao cho khách hàng.
- Dữ liệu hóa đơn in từ máy tính tiền phải được chuyển đầy đủ, chính xác vào sổ kế toán để hạch toán doanh thu và khai thuế giá trị gia tăng theo quy định. Trường hợp cơ sở kinh doanh có hành vi vi phạm không kết chuyển đủ dữ liệu bán hàng từ phần mềm tự in hóa đơn vào sổ kế toán để khai thuế (tức thiếu doanh thu để trốn thuế) thì doanh nghiệp sẽ bị xử phạt theo quy định của pháp luật về thuế.
Tổ chức, doanh nghiệp sử dụng máy tính tiền khi bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ phải gửi Thông báo phát hành hóa đơn kèm theo hóa đơn mẫu đến cơ quan thuế quản lý, không phải đăng ký trước số lượng phát hành.
1. Cơ quan thuế bán hóa đơn cho các đối tượng sau:
a) Tổ chức không phải là doanh nghiệp nhưng có hoạt động kinh doanh (bao gồm cả HTX, nhà thầu nước ngoài, BQL dự án).
b) Hộ, cá nhân kinh doanh;
c) Tổ chức kinh doanh, doanh nghiệp nộp thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp theo tỷ lệ % nhân với doanh thu.
d) Doanh nghiệp đang sử dụng hóa đơn tự in, đặt in thuộc loại rủi ro cao về thuế;
đ) Doanh nghiệp đang sử dụng hóa đơn tự in, đặt in có hành vi vi phạm về hóa đơn bị xử lý vi phạm hành chính về hành vi trốn thuế, gian lận thuế.
Doanh nghiệp hướng dẫn tại điểm d, đ khoản này mua hóa đơn của cơ quan thuế trong thời gian 12 tháng. Hết thời gian 12 tháng, căn cứ tình hình sử dụng hóa đơn, việc kê khai, nộp thuế của doanh nghiệp và đề nghị của doanh nghiệp, trong thời hạn 5 ngày làm việc, cơ quan thuế có văn bản thông báo doanh nghiệp chuyển sang tự tạo hóa đơn để sử dụng hoặc tiếp tục mua hóa đơn của cơ quan thuế nếu không đáp ứng điều kiện tự in hoặc đặt in hóa đơn (mẫu số 3.15 Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư này).
2. Doanh nghiệp thuộc loại rủi ro cao về thuế tại điểm d khoản 1 Điều này là các doanh nghiệp có vốn chủ sở hữu dưới 15 tỷ đồng và có một trong các dấu hiệu sau:
a) Không có quyền sở hữu, quyền sử dụng hợp pháp các cơ sở vật chất sau: nhà máy; xưởng sản xuất; kho hàng; phương tiện vận tải; cửa hàng và các cơ sở vật chất khác.
b) Doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực khai thác đất, đá, cát, sỏi.
c) Doanh nghiệp có giao dịch qua ngân hàng đáng ngờ theo quy định của pháp luật về phòng, chống rửa tiền.
d) Doanh nghiệp có doanh thu từ việc bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ cho các doanh nghiệp khác mà chủ các doanh nghiệp này có mối quan hệ cha mẹ, vợ chồng, anh chị em ruột hoặc quan hệ liên kết sở hữu chéo chiếm tỷ trọng trên 50% trên tổng doanh thu kinh doanh trên Tờ khai quyết toán thuế TNDN của năm quyết toán.
đ) Doanh nghiệp không thực hiện kê khai thuế theo quy định: Không nộp hồ sơ khai thuế hoặc nộp hồ sơ khai thuế sau 90 ngày kể từ ngày hết thời hạn nộp hồ sơ khai thuế hoặc kể từ ngày bắt đầu hoạt động kinh doanh theo giấy phép đăng ký kinh doanh; nghỉ kinh doanh quá thời hạn đã thông báo tạm nghỉ kinh doanh với cơ quan thuế và cơ quan thuế kiểm tra xác nhận doanh nghiệp có sản xuất kinh doanh nhưng không kê khai thuế; không còn hoạt động kinh doanh tại địa chỉ đã đăng ký kinh doanh và không khai báo với cơ quan thuế hoặc cơ quan thuế kiểm tra không xác định được nơi đăng ký thường trú, tạm trú của người đại diện theo pháp luật, chủ doanh nghiệp.
e) Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp bị khởi tố về tội trốn thuế, tội in, phát hành, mua bán trái phép hóa đơn, chứng từ thu nộp ngân sách nhà nước.
g) Doanh nghiệp đang sử dụng hóa đơn tự in, đặt in có sự thay đổi địa chỉ kinh doanh từ 2 lần trở lên trong vòng 12 tháng mà không khai báo theo quy định hoặc không kê khai, nộp thuế ở nơi đăng ký mới theo quy định.
h) Doanh nghiệp có dấu hiệu bất thường khác theo tiêu chí đánh giá rủi ro về thuế của cơ quan thuế.
Cơ quan thuế quản lý trực tiếp có trách nhiệm căn cứ hướng dẫn tại khoản này định kỳ trước ngày 5 hàng tháng, rà soát, kiểm tra thực tế, lập danh sách doanh nghiệp thuộc loại rủi ro cao về thuế. Cục thuế có trách nhiệm tổng hợp danh sách doanh nghiệp thuộc loại rủi ro cao về thuế của Chi cục thuế và doanh nghiệp thuộc quản lý của Cục thuế.
Ngày 15 hàng tháng, Cục trưởng Cục thuế ban hành Quyết định kèm theo Danh sách doanh nghiệp thuộc loại rủi ro cao về thuế, công bố công khai “Danh sách doanh nghiệp thuộc loại rủi ro cao về thuế thực hiện mua hóa đơn do cơ quan thuế phát hành” trên Trang thông tin điện tử của Tổng cục Thuế, đồng thời thông báo bằng văn bản cho doanh nghiệp biết.
Sau 15 ngày kể từ ngày Cục trưởng Cục thuế ban hành Quyết định và thông báo cho doanh nghiệp biết, doanh nghiệp phải dừng việc sử dụng hóa đơn tự in, đặt in và chuyển sang sử dụng hóa đơn mua của cơ quan thuế. Cơ quan thuế có trách nhiệm bán hóa đơn cho doanh nghiệp để sử dụng ngay sau khi có thông báo cho doanh nghiệp về việc dừng sử dụng hóa đơn đặt in, tự in.
Thời điểm không được sử dụng hóa đơn tự in, đặt in của doanh nghiệp được tính từ ngày Quyết định xử phạt vi phạm hành chính về hành vi trốn thuế, gian lận thuế có hiệu lực thi hành. Khi ban hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính về hành vi trốn thuế, gian lận thuế, cơ quan thuế ghi rõ tại Quyết định xử phạt thời điểm doanh nghiệp không được sử dụng hóa đơn tự in, đặt in mà phải chuyển sang mua hóa đơn của cơ quan thuế.

Thursday 15 May 2014

Thông tư thu hẹp các đối tượng được đặt in hóa đơn như Tổ chức kinh doanh, doanh nghiệp nộp thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp theo tỷ lệ % nhân với doanh thu.
Theo quy định tại Điều 8 Nghị định số 51/2010/NĐ-CP thì tổ chức kinh doanh, cá nhân kinh doanh (cá nhân kinh doanh là nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ) được đặt in hóa đơn để sử dụng cho các hoạt động bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ.
Quá trình thực hiện có sự lợi dụng của một số doanh nghiệp đặt in hóa đơn không nhằm mục đích “kinh doanh chân chính” mà nhằm mục đích “mua, bán” hóa đơn để tiếp tay cho các doanh nghiệp khác nhằm chiếm đoạt tiền thuế, gây thất thu cho ngân sách nhà nước.
Ngày 31/03/2014, Bộ Tài chính ban hành Thông tư số 39/2014/TT-BTC hướng dẫn thi hành Nghị định 51/2010/NĐ-CP ngày 14/05/2014 và Nghị định số 04/2014/NĐ-CP ngày 17/01/2014 của Chính phủ quy định về hoá đơn bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ có hiệu lực thi hành từ ngày 01/06/2014, trong đó có các quy định cụ thể rõ ràng hơn, tạo thuận lợi cho cả Người nộp thuế và Cơ quan thuế.
Đặc biệt, Thông tư số 39/2014/TT-BTC có một số sửa đổi, bổ sung nhằm phòng chống nạn gian lận trong việc đặt in hóa đơn. Đó là việc đã quy định rõ hơn các đối tượng được đặt in hóa đơn, đồng thời cũng có quy định để tăng cường các biện pháp quản lý như: quy định các doanh nghiệp trước khi đặt in hóa đơn lần đầu và trước khi sử dụng hóa đơn tự in, doanh nghiệp phải có văn bản gửi cơ quan thuế và phải được sự chấp thuận của cơ quan thuế; quy định các doanh nghiệp có dấu hiệu vi phạm về quản lý, sử dụng hóa đơn dẫn đến trốn thuế, gian lận thuế và các doanh nghiệp có rủi ro cao theo quy định của pháp luật về quản lý thuế không được đặt in hóa đơn mà sẽ chuyển sang mua hóa đơn của cơ quan thuế trong thời hạn 12 tháng.
Thông tư thu hẹp các đối tượng được đặt in hóa đơn, mở rộng các đối tượng mua hóa đơn của cơ quan thuế. Tại Điều 11 của Thông tư quy định đối tượng mua hóa đơn của cơ quan thuế, bao gồm:
1. Tổ chức không phải là doanh nghiệp nhưng có hoạt động kinh doanh (bao gồm cả hợp tác xã, nhà thầu nước ngoài, ban quản lý dự án).
Tổ chức không phải là doanh nghiệp nhưng có hoạt động kinh doanh là các tổ chức có hoạt động kinh doanh nhưng không được thành lập và hoạt động theo Luật Doanh nghiệp và pháp luật kinh doanh chuyên ngành khác.
2. Hộ, cá nhân kinh doanh;
3. Tổ chức kinh doanh, doanh nghiệp nộp thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp theo tỷ lệ % nhân với doanh thu.
4. Doanh nghiệp đang sử dụng hoá đơn tự in, đặt in thuộc loại rủi ro cao về thuế
- Doanh nghiệp đang sử dụng hoá đơn tự in, đặt in thuộc loại rủi ro cao về thuế là các doanh nghiệp có vốn chủ sở hữu dưới 15 tỷ đồng và có một trong các dấu hiệu sau:
+ Không có quyền sở hữu, quyền sử dụng hợp pháp các cơ sở vật chất sau: nhà máy; xưởng sản xuất; kho hàng; phương tiện vận tải; cửa hàng và các cơ sở vật chất khác.
+ Doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực khai thác đất, đá, cát, sỏi.
+ Doanh nghiệp có giao dịch qua ngân hàng đáng ngờ theo quy định của pháp luật về phòng, chống rửa tiền.
+ Doanh nghiệp có doanh thu từ việc bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ cho các doanh nghiệp khác mà chủ các doanh nghiệp này có mối quan hệ cha mẹ, vợ chồng, anh chị em ruột hoặc quan hệ liên kết sở hữu chéo chiếm tỷ trọng trên 50% trên tổng doanh thu kinh doanh trên Tờ khai quyết toán thuế TNDN của năm quyết toán.
+ Doanh nghiệp không thực hiện kê khai thuế theo quy định: Không nộp hồ sơ khai thuế hoặc nộp hồ sơ khai thuế sau 90 ngày kể từ ngày hết thời hạn nộp hồ sơ khai thuế hoặc kể từ ngày bắt đầu hoạt động kinh doanh theo giấy phép đăng ký kinh doanh; nghỉ kinh doanh quá thời hạn đã thông báo tạm nghỉ kinh doanh với cơ quan thuế và cơ quan thuế kiểm tra xác nhận doanh nghiệp có sản xuất kinh doanh nhưng không kê khai thuế; không còn hoạt động kinh doanh tại địa chỉ đã đăng ký kinh doanh và không khai báo với cơ quan thuế hoặc cơ quan thuế kiểm tra không xác định được nơi đăng ký thường trú, tạm trú của người đại diện theo pháp luật, chủ doanh nghiệp.
+ Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp bị khởi tố về tội trốn thuế, tội in, phát hành, mua bán trái phép hóa đơn, chứng từ thu nộp ngân sách nhà nước.
+ Doanh nghiệp đang sử dụng hóa đơn tự in, đặt in có sự thay đổi địa chỉ kinh doanh từ 2 lần trở lên trong vòng 12 tháng mà không khai báo theo quy định hoặc không kê khai, nộp thuế ở nơi đăng ký mới theo quy định.
+ Doanh nghiệp có dấu hiệu bất thường khác theo tiêu chí đánh giá rủi ro về thuế của cơ quan thuế.
Cơ quan thuế quản lý trực tiếp có trách nhiệm lập danh sách doanh nghiệp thuộc loại rủi ro cao về thuế.
5. Doanh nghiệp đang sử dụng hóa đơn tự in, đặt in có hành vi vi phạm về hóa đơn bị xử lý vi phạm hành chính về hành vi trốn thuế, gian lận thuế.
Thời điểm không được sử dụng hóa đơn tự in, đặt in của doanh nghiệp được tính từ ngày Quyết định xử phạt vi phạm hành chính về hành vi trốn thuế, gian lận thuế có hiệu lực thi hành. Khi ban hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính về hành vi trốn thuế, gian lận thuế, cơ quan thuế ghi rõ tại Quyết định xử phạt thời điểm doanh nghiệp không được sử dụng hóa đơn tự in, đặt in mà phải chuyển sang mua hóa đơn của cơ quan thuế.
Quy định mới về hóa đơn sẽ giúp các tổ chức cá nhân thuận tiện hơn trong việc in, phát hành hóa đơn, đồng thời phần nào hạn chế tình trạng các doanh nghiệp không có phát sinh hoạt động sản xuất kinh doanh nhưng lập doanh nghiệp “ma” mua bán hóa đơn để trục lợi, chiếm đoạt tiền thuế của nhà nước, từ đó góp phần tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh cho các doanh nghiệp.
  • RSS
  • Delicious
  • Digg
  • Linkedin
  • Youtube