Wednesday 8 May 2013



TÀI KHOẢN 113
TIỀN ĐANG CHUYỂN

            Tài khoản này dùng để phản ánh các khoản tiền của doanh nghiệp đã nộp vào Ngân hàng, Kho bạc Nhà nước, đã gửi bưu điện để chuyển cho Ngân hàng nhưng chưa nhận được giấy báo Có, trả cho đơn vị khác hay đã làm thủ tục chuyển tiền từ tài khoản tại Ngân hàng để trả cho đơn vị khác nhưng chưa nhận được giấy báo Nợ hay bản sao kê của Ngân hàng.
            Tiền đang chuyển gồm tiền Việt Nam và ngoại tệ đang chuyển trong các trường hợp sau:
- Thu tiền mặt hoặc séc nộp thẳng vào Ngân hàng;
- Chuyển tiền qua bưu điện để trả cho đơn vị khác;
- Thu tiền bán hàng nộp thuế vào Kho bạc (Giao tiền tay ba giữa doanh nghiệp với người mua hàng và Kho bạc Nhà nước).

KẾT CẤU VÀ NỘI DUNG PHẢN ÁNH CỦA

TÀI KHOẢN 113 - TIỀN ĐANG CHUYỂN


            Bên Nợ:
- Các khoản tiền mặt hoặc séc bằng tiền Việt Nam, ngoại tệ đã nộp vào Ngân hàng hoặc đã gửi bưu điện để chuyển vào Ngân hàng nhưng chưa nhận được giấy báo Có;
- Chênh lệch tăng tỷ giá hối đoái do đánh giá lại số dư ngoại tệ tiền đang chuyển cuối kỳ.

 

Bên Có:

- Số kết chuyển vào Tài khoản 112 - Tiền gửi Ngân hàng, hoặc tài khoản có liên quan;
- Chênh lệch giảm tỷ giá hối đoái do đánh giá lại số dư ngoại tệ tiền đang chuyển cuối kỳ.

Số dư bên Nợ:

            Các khoản tiền còn đang chuyển cuối kỳ.
Tài khoản 113 - Tiền đang chuyển, có 2 tài khoản cấp 2:
- Tài khoản 1131 - Tiền Việt Nam: Phản ánh số tiền Việt Nam đang chuyển.
- Tài khoản 1132 - Ngoại tệ: Phản ánh số ngoại tệ đang chuyển.

PHƯƠNG PHÁP HẠCH TOÁN KẾ TOÁN

MỘT SỐ NGHIỆP VỤ KINH TẾ CHỦ YẾU

            1. Thu tiền bán hàng, tiền nợ của khách hàng hoặc các khoản thu nhập khác bằng tiền mặt hoặc séc nộp thẳng vào Ngân hàng (không qua quỹ) nhưng chưa nhận được giấy báo Có của Ngân hàng, ghi:
            Nợ TK 113 - Tiền đang chuyển (1131, 1132)
                        Có TK 131   - Phải thu của khách hàng (Thu nợ của khách hàng)
                        Có TK 3331 - Thuế GTGT phải nộp (33311) (Nếu có)
                        Có TK 511    - Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
                        Có TK 512    - Doanh thu bán hàng nội bộ
                        Có TK 515    - Doanh thu hoạt động tài chính
                        Có TK 711 - Thu nhập khác.

            2. Xuất quỹ tiền mặt gửi vào Ngân hàng nhưng chưa nhận được giấy báo Có của Ngân hàng, ghi:
            Nợ TK 113 - Tiền đang chuyển (1131, 1132)
                        Có TK 111 - Tiền mặt (1111, 1112).

            3. Làm thủ tục chuyển tiền từ tài khoản ở Ngân hàng để trả cho chủ nợ nhưng chưa nhận được giấy báo Nợ của Ngân hàng, ghi:
            Nợ TK 113 - Tiền đang chuyển (1131, 1132)
                        Có TK 112 - Tiền gửi Ngân hàng (1121, 1122).

            4. Khách hàng trả trước tiền mua hàng bằng séc, đơn vị đã nộp séc vào Ngân hàng nhưng chưa nhận được giấy báo Có của Ngân hàng, ghi:
            Nợ TK 113 - Tiền đang chuyển (1131, 1132)
                        Có TK 131 - Phải thu của khách hàng.

            5. Ngân hàng báo Có các khoản tiền đang chuyển đã vào tài khoản tiền gửi của đơn vị, ghi:
            Nợ TK 112 - Tiền gửi Ngân hàng (1121, 1122)
                        Có TK 113 - Tiền đang chuyển (1131, 1132).

            6. Ngân hàng báo Nợ các khoản tiền đang chuyển đã chuyển cho người bán, người cung cấp dịch vụ, ghi:
            Nợ TK 331 - Phải trả cho người bán
                        Có TK 113 - Tiền đang chuyển (1131, 1132).

            7. Cuối niên độ kế toán, căn cứ vào tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố, đánh giá lại số dư ngoại tệ trên Tài khoản 113 "Tiền đang chuyển":
- Nếu chênh lệch tỷ giá tăng, ghi:
Nợ TK 113 - Tiền đang chuyển (1132)
                        Có TK 413 - Chênh lệch tỷ giá hối đoái.
            - Nếu chênh lệch tỷ giá giảm, ghi:
Nợ TK 413 - Chênh lệch tỷ giá hối đoái
Có TK 113 - Tiền đang chuyển (1132).            

TÀI KHOẢN 121
ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN NGẮN HẠN

Tài khoản này dùng để phản ánh tình hình mua, bán và thanh toán chứng khoán (Cổ phiếu, trái phiếu, tín phiếu…) có thời hạn thu hồi không quá một năm hoặc mua vào, bán ra chứng khoán để kiếm lời.
Chứng khoán đầu tư ngắn hạn bao gồm:
- Cổ phiếu có thể giao dịch trên thị trường chứng khoán;
- Trái phiếu gồm trái phiếu công ty, trái phiếu chính phủ;
- Các loại chứng khoán khác theo qui định của pháp luật.

HẠCH TOÁN TÀI KHOẢN NÀY CẦN TÔN TRỌNG
MỘT SỐ QUY ĐỊNH SAU

1. Chứng khoán đầu tư ngắn hạn phải được ghi sổ kế toán theo giá thực tế mua chứng khoán (giá gốc), bao gồm: Giá mua cộng (+) các chi phí mua (nếu có) như chi phí môi giới, giao dịch, cung cấp thông tin, thuế, lệ phí và phí ngân hàng.

2. Chứng khoán đầu tư ngắn hạn bao gồm cả những chứng khoán dài hạn được mua vào để bán ở thị trường chứng khoán mà có thể thu hồi vốn trong thời hạn không quá một năm.

3. Cuối niên độ kế toán, nếu giá trị thị trường của chứng khoán đầu tư ngắn hạn bị giảm xuống thấp hơn giá gốc, kế toán được lập dự phòng giảm giá đầu tư chứng khoán ngắn hạn.

4. Kế toán phải mở sổ chi tiết để theo dõi từng loại chứng khoán đầu tư ngắn hạn mà đơn vị đang nắm giữ (Theo từng loại cổ phiếu, trái phiếu, chứng khoán có giá trị khác; Theo từng loại đối tác đầu tư; Theo từng loại mệnh giá và giá mua thực tế).

KẾT CẤU VÀ NỘI DUNG PHẢN ÁNH CỦA

TÀI KHOẢN 121 - ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN NGẮN HẠN


            Bên Nợ: Trị giá thực tế chứng khoán đầu tư ngắn hạn mua vào.

Bên Có: Trị giá thực tế chứng khoán đầu tư ngắn hạn bán ra, đáo hạn hoặc được thanh toán.


Số dư bên Nợ: Trị giá thực tế chứng khoán đầu tư ngắn hạn do doanh nghiệp đang nắm giữ.


Tài khoản 121 - Đầu tư chứng khoán ngắn hạn, có 2 tài khoản cấp 2:
- Tài khoản 1211 - Cổ phiếu: Phản ánh tình hình mua, bán cổ phiếu với mục đích nắm giữ để bán kiếm lời.
- Tài khoản 1212 - Trái phiếu, tín phiếu, kỳ phiếu: Phản ánh tình hình mua, bán và thanh toán các loại trái phiếu, tín phiếu, kỳ phiếu ngắn hạn.

PHƯƠNG PHÁP HẠCH TOÁN KẾ TOÁN

MỘT SỐ NGHIỆP VỤ KINH TẾ CHỦ YẾU

1.      Khi mua chứng khoán đầu tư ngắn hạn, căn cứ vào chi phí thực tế mua (Giá mua cộng (+) Chi phí môi giới, giao dịch, chi phí thông tin, lệ phí, phí ngân hàng…), ghi:

Nợ TK 121 - Đầu tư chứng khoán ngắn hạn
Có TK 331 - Phải trả cho người bán
Có TK 111 - Tiền mặt
Có TK 112 - Tiền gửi Ngân hàng
Có TK 141 - Tạm ứng
Có TK 144 - Cầm cố, ký quỹ, ký cược ngắn hạn.

2. Định kỳ tính lãi và thu lãi tín phiếu, trái phiếu, kỳ phiếu:

a) Trường hợp nhận tiền lãi và sử dụng tiền lãi tiếp tục mua bổ sung trái phiếu, tín phiếu (không mang tiền về doanh nghiệp mà sử dụng tiền lãi mua ngay trái phiếu), ghi:
Nợ TK 121 - Đầu tư chứng khoán ngắn hạn
Có TK 515 - Doanh thu hoạt động tài chính.
b) Trường hợp nhận lãi bằng tiền, ghi;
Nợ các TK 111, 112,....
Có TK 515 - Doanh thu hoạt động tài chính.
c) Trường hợp nhận lãi đầu tư bao gồm cả khoản lãi đầu tư dồn tích trước khi mua lại khoản đầu tư đó thì phải phân bổ số tiền lãi này. Chỉ ghi nhận là doanh thu hoạt động tài chính phần tiền lãi của các kỳ mà doanh nghiệp mua khoản đầu tư này; Khoản tiền lãi dồn tích trước khi doanh nghiệp mua lại khoản đầu tư được ghi giảm giá trị của chính khoản đầu tư đó, ghi:
Nợ các TK 111, 112,... (Tổng tiền lãi thu được)
Có TK 121 - Đầu tư chứng khoán ngắn hạn (Phần tiền lãi đầu tư
dồn tích  trước khi doanh nghiệp mua lại khoản đầu tư)
Có TK 515 - Doanh thu hoạt động tài chính (Phần tiền lãi của các                                                  kỳ mà doanh nghiệp mua khoản đầu tư này).

3. Định kỳ nhận cổ tức (nếu có), ghi:

Nợ các TK 111, 112,....
Nợ TK 138 - Phải thu khác (Chưa thu được tiền ngay)
Có TK 515 - Doanh thu hoạt động tài chính.

4. Khi chuyển nhượng chứng khoán đầu tư ngắn hạn, căn cứ vào giá bán chứng khoán:

a) Trường hợp có lãi, ghi:
Nợ các TK 111, 112,... (Tổng giá thanh toán)
Nợ TK 131 - Phải thu của khách hàng (Tổng giá thanh toán)
Có TK 121 - Đầu tư chứng khoán ngắn hạn (Giá vốn)
Có TK 515 - Doanh thu hoạt động tài chính (Chênh lệch giữa giá bán lớn hơn giá vốn).
b) Trường hợp bị lỗ, ghi:
Nợ các TK 111, 112 hoặc 131 (Tổng giá thanh toán)
Nợ TK 635 - Chi phí tài chính (Chênh lệch giữa giá bán nhỏ hơn giá vốn)
Có TK 121 - Đầu tư chứng khoán ngắn hạn (Giá vốn).
c) Các chi phí về bán chứng khoán, ghi:
Nợ TK 635 - Chi phí tài chính
Có các TK 111, 112,...

5. Thu hồi hoặc thanh toán chứng khoán đầu tư ngắn hạn đã đáo hạn, ghi:

Nợ các TK 111, 112 hoặc 131
Có TK 121 - Đầu tư chứng khoán ngắn hạn (Giá vốn)
Có TK 515 - Doanh thu hoạt động tài chính.



xo so|tải game |soi cau xo so |Tai game mien phi| tra cuu diem thi|bong da truc tiep

0 comments:

Post a Comment

  • RSS
  • Delicious
  • Digg
  • Linkedin
  • Youtube